Giúp doanh nghiệp phân biệt các loại bảo hiểm bắt buộc 07/10/2019 | 12:00 AM 937 In Gửi Email Phóng to Thu nhỏ Tương phản Đọc bài viết Hiện nay, không ít doanh nghiệp vẫn còn lúng túng về các loại bảo hiểm mà doanh nghiệp và người lao động bắt buộc tham gia. Có 04 loại bảo hiểm mà doanh nghiệp và người lao động bắt buộc tham gia (sau đây gọi chung là “Các loại bảo hiểm”). Tên gọi và mức đóng hàng tháng cho Các loại bảo hiểm được trình bày trong Bảng số 1 dưới đây: Tên loại bảo hiểm & tên quỹ thành phần Mức đóng (%) Doanh nghiệp Người lao động Người lao động là công dân nước ngoài Bảo hiểm Xã hội (BHXH) Quỹ ốm đau và thai sản 3% 0 0 Quỹ hưu trí và tử tuất 14% 8% 8% Bảo hiểm Tai nạn lao động, Bệnh nghề nghiệp (BHTNLĐBNN) Quỹ bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp 0.5% 0 0 Bảo hiểm Y tế (BHYT) Quỹ bảo hiểm y tế 3% 1.5% 1.5% Bảo hiểm Thất nghiệp (BHTN) Quỹ bảo hiểm thất nghiệp 1% 1% x Tổng cộng 21.5% 10.5% 9.5% (Ghi chú: “0” là: Không có trách nhiệm đóng; “x” là: Không bắt buộc tham gia) Bảng số 1: Tên gọi và mức đóng hàng tháng các loại bảo hiểm bắt buộc Có thể thấy, tồn tại 02 trách nhiệm đóng Các loại bảo hiểm là: (i) trách nhiệm đóng của doanh nghiệp; và, (ii) trách nhiệm đóng của những người lao động thuộc đối tượng bắt buộc tham gia. Hàng tháng, doanh nghiệp sử dụng các con số tỷ lệ phần trăm (%) trong Bảng số 1 để xác định số tiền đóng Các loại bảo hiểm thuộc trách nhiệm đóng của mình và của người lao động - sau đây gọi chung 02 khoản tiền này là “Tổng số tiền đóng các loại bảo hiểm hàng tháng”. Điều tiên quyết mà doanh nghiệp cần làm để xác định Tổng số tiền đóng các loại bảo hiểm hàng tháng là xác định những người lao động nào thuộc đối tượng bắt buộc tham gia Các loại bảo hiểm. Bảng số 2 dưới đây thể hiện các đối tượng thông thường nhất trong mọi doanh nghiệp: Loại bảo hiểm Người lao động Người lao động là công dân nước ngoài Người quản lý doanh nghiệp BHXH Đang làm việc cho doanh nghiệp theo hợp đồng lao động (HĐLĐ): 1. HĐLĐ không xác định thời hạn. 2. HĐLĐ xác định thời hạn. 3. HĐLĐ theo mùa vụ hoặc theo một công việc nhất định có thời hạn từ đủ 01 tháng trở lên. Làm việc cho doanh nghiệp theo HĐLĐ không xác định thời hạn và HĐLĐ xác định thời hạn. Trừ các trường hợp: - Di chuyển trong nội bộ doanh nghiệp theo quy định tại Khoản 1, Điều 3 của Nghị định 11/2016/NĐ-CP. - Người lao động đã đủ tuổi nghỉ hưu theo quy định tại Khoản 1 Điều 187 của Bộ luật Lao động năm 2012 – nói cách khác, người lao động cao tuổi là công dân nước ngoài thì không thuộc đối tượng bắt buộc tham gia. Chỉ những người quản lý nào có hưởng tiền lương của doanh nghiệp (có HĐLĐ với doanh nghiệp) BHTNLĐBNN Là đối tượng bắt buộc tham gia BHXH thì cũng là đối tượng áp dụng BHTNLĐBNN Là đối tượng bắt buộc tham gia BHXH thì cũng là đối tượng áp dụng BHTNLĐBNN Là đối tượng bắt buộc tham gia BHXH thì là đối tượng áp dụng BHTNLĐBNN BHYT Đang làm việc cho doanh nghiệp theo hợp đồng lao động (HĐLĐ): 1. HĐLĐ không xác định thời hạn. 2. HĐLĐ xác định thời hạn. 3. HĐLĐ theo mùa vụ hoặc theo một công việc nhất định có thời hạn từ đủ 03 tháng trở lên. Đang làm việc cho doanh nghiệp theo hợp đồng lao động (HĐLĐ): 1. HĐLĐ không xác định thời hạn. 2. HĐLĐ xác định thời hạn. 3. HĐLĐ theo mùa vụ hoặc theo một công việc nhất định có thời hạn từ đủ 03 tháng trở lên. Là đối tượng bắt buộc tham gia BHXH thì là đối tượng tham gia BHYT BHTN Đang làm việc cho doanh nghiệp theo hợp đồng lao động (HĐLĐ): 1. HĐLĐ không xác định thời hạn. 2. HĐLĐ xác định thời hạn. 3. HĐLĐ theo mùa vụ hoặc theo một công việc nhất định có thời hạn từ đủ 03 tháng trở lên. Không là đối tượng bắt buộc tham gia Là đối tượng bắt buộc tham gia BHXH thì là đối tượng tham gia BHTN